Skip to main content

Cách phòng tránh cúm A cho trẻ nhất định bố mẹ nên đọc

miligam
03-03-2025
42

Cúm A là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có khả năng lây lan rất nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Những năm gần đây, số ca nhiễm cúm A có xu hướng gia tăng, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh. Một số người cho rằng virus cúm ngày càng nguy hiểm hơn do có biến chủng mới. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1), virus cúm không mạnh hơn nhưng do thời tiết lạnh khiến nhiều bệnh đi kèm xuất hiện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho virus tồn tại lâu hơn trong môi trường.

Bài viết này dành cho các bậc cha mẹ muốn tìm hiểu cách phòng tránh cúm A cho trẻ hiệu quả. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách lây lan của cúm A, nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý và hướng dẫn những biện pháp phòng ngừa hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe của con.

1. CÚM A LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Cúm A có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là do tiếp xúc với giọt bắn từ người nhiễm bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, việc chạm vào các bề mặt có chứa virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến virus xâm nhập vào cơ thể.

Cúm A lây lan như thế nào?
Cúm A lây lan như thế nào?

Đặc biệt, trong môi trường đông người, không khí kém lưu thông, nguy cơ lây nhiễm cúm A càng cao.

2. NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO CẦN PHÒNG NGỪA CÚM A

Cúm A có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng hơn:

  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ bị virus tấn công.
  • Người già trên 65 tuổi cũng là đối tượng cần được bảo vệ vì sức đề kháng suy giảm theo tuổi tác.
  • Phụ nữ mang thai khi mắc cúm A có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi. Những người có bệnh lý nền hoặc suy giảm miễn dịch cũng cần đặc biệt cẩn trọng để tránh mắc bệnh.

Việc tìm hiểu cách phòng tránh cúm A cho trẻ em rất quan trọng. Vì nếu bị nhiễm, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm phế quản và thậm chí là tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh.

3. HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG TRÁNH CÚM A CHO TRẺ EM, BÀ BẦU, NGƯỜI CÓ NGUY CƠ

3.1. Phòng ngừa cảm cúm cho bé bằng việc giữ vệ sinh tay và môi trường sống

Rửa tay sạch sẽ là một trong những biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để ngăn chặn virus cúm. Hãy hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bề mặt nơi công cộng. Khi ho hoặc hắt hơi, trẻ nên che miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy đúng nơi quy định và rửa tay lại bằng nước sạch.

Cách phòng tránh cúm A cho trẻ - Dạy con rửa tay đúng cách.
Cách phòng tránh cúm A cho trẻ – Dạy con rửa tay đúng cách.

Vệ sinh môi trường sống thường xuyên cũng là cách cách phòng ngừa cảm cúm cho bé đơn giản. Bố mẹ nên giữ nhà cửa thông thoáng bằng cách mở cửa sổ khi có thể để không khí lưu thông tốt hơn. Sử dụng quạt hoặc máy lọc không khí để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Những khu vực có độ ẩm cao như góc phòng, tủ quần áo có thể đặt các chất hút ẩm như silica gel hoặc than hoạt tính để hạn chế vi khuẩn phát triển.

3.2. Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus. Vitamin C là một trong những dưỡng chất quan trọng có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh. Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, rau xanh (rau bina,..) nên được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.

Ngoài ra, yến sào cũng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, axit amin và khoáng chất cần thiết giúp cơ thể tăng cường miễn dịch. Sử dụng yến sào thường xuyên có thể giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Lưu ý việc phòng cúm cho trẻ sơ sinh có thể bổ sung các dưỡng chất tăng đề kháng cho mẹ để bé được tăng cường miễn dịch qua đường sữa. 

3.3. Sử dụng khẩu trang đúng cách

Khẩu trang là một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng tránh lây nhiễm cúm A. Trẻ nên được hướng dẫn đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với những người có dấu hiệu cảm cúm. Việc đeo khẩu trang đúng cách, che kín cả mũi và miệng, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với giọt bắn chứa virus.

Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang đúng
Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang đúng

3.4. Tiêm phòng cúm mùa cho trẻ

Theo khuyến nghị từ bác sĩ, trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ có nguy cơ cao, nên được tiêm vắc xin phòng cúm để giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng nghiêm trọng. Vắc xin cúm giúp cơ thể tạo miễn dịch chống lại virus, từ đó bảo vệ sức khỏe của trẻ và cả gia đình.

Hiện nay, vắc xin ngừa cúm cho trẻ em cũng là cách phòng tránh cúm a cho trẻ khá phổ biến và được nhiều bố mẹ lựa chọn.

Tiêm phòng cúm mùa cho trẻ
Tiêm phòng cúm mùa cho trẻ

4. GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

4.1. Cách phòng tránh cúm A cho trẻ sơ sinh

Để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi cúm A, bố mẹ cần hạn chế để bé tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh. Giữ vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống thông thoáng, không để bé bị lạnh và tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm.

4.2. Có thuốc phòng cúm A không?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để phòng cúm A. Biện pháp hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin và áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, tăng cường hệ miễn dịch để giảm nguy cơ mắc bệnh.

4.3. Cách phòng tránh cúm A cho bà bầu

Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin phòng cúm để bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng cảm cúm.

Theo thông tin từ website của bệnh viên Từ Dũ thì phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm hơn là dùng vắc xin cúm dạng xịt mũi. Vắc xin cúm có thể được tiêm ở bất kỳ tam cá nguyệt nào của thai kỳ. Thông thường, tháng 9 và tháng 10 là thời gian lý tưởng để tiêm phòng hàng năm. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sớm hơn (như vào tháng 7 hoặc tháng 8) có thể được xem xét đối với những phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba.

* Tam cá nguyệt là gì?

Tam cá nguyệt là một cách chia giai đoạn của thai kỳ thành ba phần, mỗi phần kéo dài khoảng 3 tháng. Đây là cách để theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Cụ thể:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu): Từ tuần 1 đến tuần 12 của thai kỳ.
  • Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa): Từ tuần 13 đến tuần 26 của thai kỳ.
  • Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): Từ tuần 27 đến tuần 40 của thai kỳ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nhận biết đường lây lan và cách phòng tránh cúm A cho trẻ. Bố mẹ đừng quên hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để cùng nhau bảo vệ sức khỏe của các bé. Đừng quên theo dõi blog tin tức của Miligam để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe!

Miligam – Chất lượng trong từng gam yến!

miligam
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận